Image default
Tin tức

Đẩy mạnh công tác phối hợp xử lý về tuân thủ pháp luật thuế

Khiến các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế đã và đang là vấn đề muôn thuở không chỉ của Việt Nam mà còn của mọi quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo công tác quản lý và kiểm kê thuế đạt hiệu quả tối ưu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, văn bản pháp luật, khung hành lang pháp lý, Nghị định về xử phạt thuế hay cụ thể là Nghị định 129/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên để công tác quản lý này đạt được những kết quả đáng mong đợi, cần có sự phối hợp giám sát của tất cả các bên liên quan và cơ quan chức năng có thẩm quyền, như: Cơ quan Thuế, cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước,…

Trên thực tế, theo chỉ đạo của Chính Phủ, việc phối hợp lập kế hoạch làm việc theo chức năng giữa các cơ quan có thẩm quyền đã được thực hiện ngay từ đầu năm theo hướng tránh trùng lặp, đảm bảo đã có duy nhất một cơ quan Nhà nước thanh tra, kiểm tra hay đối chiếu với người nộp thuế và các cơ quan khác sẽ không thực hiện công tác này nữa.

quy định thuế

Tuy nhiên, vấn đề phối hợp mà chúng ta đang bàn tới ở đây chính là cơ chế xử lý sau quá trình thanh tra, kiểm toán. Do quy định chức năng, thường thì cơ quan Thanh tra Nhà nước và cơ quan kiểm toán chỉ ra kết luận truy thu hay kiến nghị thu hồi số thuế nhà nước đã hoàn cho doanh nghiệp mà không tiến hành xử phạt hành chính theo quy định mà việc này được giao cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế khi tiếp nhận Kết luận và tiến hành xử phạt thường phải xem xét thêm các tình hình cụ thể trong việc khai thuế và nghĩa vụ của doanh nghiệp, ví dụ như: Cơ quan Thanh tra, cơ quan Kiểm toán có kết luận truy thu số thuế GTGT doanh nghiệp khai thiếu đầu ra nhưng trong trường hợp doanh nghiệp tại thời điểm đó nếu tính cả số được phát hiện thêm thì vẫn đang âm thuế (còn thuế GTGT được khấu trừ), như vậy sẽ không thể coi là hành vi khai sai dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp.

Từ ví dụ trên, có thể thấy, đang tồn tại một lỗ hổng trong chế tài phạt vi phạm hành chính về thuế. Nếu như sau quá trình thanh tra, kiểm toán của cơ quan chức năng duy nhất đã được đề cập ở trên, có một cơ quan khác có đủ năng lực và thẩm quyền tương tự rà soát lại thì tình huống như trên đã không xảy ra.

Phối hợp xử lý và rà soát, kiểm tra không chỉ tăng mức độ chính xác của kết luận mà còn giúp doanh nghiệp “thật thà” hơn trong việc kê khai thuế, đồng thời quá trình đối chiếu chéo

Xem thêm:

Leave a Comment