Image default
Ô tô

Thách thức đối với ngành công nghệ ô tô tại Hàn Quốc đang đối mặt

Hàn Quốc từng là một nước vô danh trong danh sách ngành công nghiệp ô tô thế giới, nhưng lại có tham vọng sánh ngang với các nước như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, …. Trải qua 50 năm Hàn Quốc đã làm được được điều đó, với công đầu thuộc về lãnh đạo Park Chung Hee. Tuy rằng đến nay đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng Hàn Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức với ngành công nghệ ô tô.

►Xem thêm:

Thuở sơ khai

Ngành công nghiệp ô tô tại Hàn Quốc ra đời năm 1962 với việc chính phủ Hàn Quốc ban hành về Chính sách khuyến khích ngành công nghiệp ô tô và Đạo luật bảo vệ ngành công nghiệp ô tô. Lãnh đạo Park Chung Hee đã đặt ra mục tiêu phải theo kịp các nhà sản xuất Nhật Bản, tạo ra những mẫu xe mang thương hiệu nước mình, kết hợp với các quốc gia để chuyển nhượng công nghệ nước ngoài.

Mặt công nghệ là vấn đề khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ, ngoài ra còn bị hạn chế về nhân lực, thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ và các ngành công nghiệp chưa liên kết. Chính vì thế, chính phủ Hàn Quốc đã bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường thông qua con đường liên doanh liên kết.

Nhờ đó mà các doanh nghiệp ô tô Hàn Quốc mới có cơ hội nắm bắt công nghệ cao của các nước hàng đầu. Năm 1964, KIA là sự liên kết của Kyeongseong và Mazda, năm 1968, Huyndai hợp tác với Ford.

Ngành đóng tàu là ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn Quốc được phát triển dựa trên lao động và  công nghệ ban đầu từ ngành công nghiệp ô tô. Cả hai ngành này có liên quan chặt chẽ với nhau, và đều giúp nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp khác như: sản xuất nguyên liệu và vận tải cũng đang phát triển mạnh cùng với ngành công nghiệp ô tô.

Bước ra thị trường thế giới

Người Hàn có thể tính đến việc xuất khẩu ô tô ra nước ngoài bởi thị trường nội địa khá nhỏ hẹp. Huyndai là mẫu xe đầu tiên xuất khẩu ra các thị trường nước Nam Mỹ và nhanh chóng được ghi nhận là hãng bán được nhiều xe nhất năm đầu tiên tại Mỹ.

Sự thành công này không được bảo đảm khi mẫu xe Excel được sản xuất với chất lượng thấp , thường xuyên hỏng và ảnh hưởng tới thương hiệu sản xuất. Chính vì vậy, đòi hỏi Huyndai phải tiếp tục thay đổi và bắt kịp công nghệ mới để đáp ứng được những thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ.

Sau cuộc khủng hoảng, nhờ sự cải tổ công nghệ và cách thức vận hành đã giúp cho ngành công nghệ ô tô Hàn Quốc tạo ra những lợi thế riêng và đạt được thành công ở thị trường toàn cầu, đặc biệt là Bắc Mỹ.

Thách thức ngành công nghệ ô tô tại Hàn Quốc

Thách thức đối với ngành công nghệ ô tô tại Hàn Quốc đang đối mặt

Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành công nghệ ô tô Hàn Quốc đang có dấu hiệu chững lại cả về doanh số tại thị trường nội địa và doanh thu xuất khẩu. Dự đoán rằng cuộc cạnh tranh trong tương lai của ngành công nghệ ô tô Hàn Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn nếu họ chưa bắt kịp với sự dịch chuyển lớn của công nghệ Xanh.

Doanh nghiệp Toyota đã lên kế hoạch ngừng sản xuất xe sử dụng động cơ đốt trong từ 2050, GM mang tham vọng sản xuất xe điện chạy 320km/1 lần sạc, còn Volkswagen sau vụ thiết bị gian lận khí thải cũng đưa ra định hướng xe điện trong tương lai.

Thực tế cho thấy, giá pin tính ra bằng một nửa của chiếc xe điện, trong khi các thương hiệu công nghệ Hàn Quốc lại nắm giữ công nghệ hàng đầu về pin Lithium. Nếu tận dụng được điểm mạnh này, Hàn Quốc sẽ nhanh chóng khẳng định được tên tuổi về thương hiệu của mình trên danh sách ngành công nghệ ô tô thế giới.

Nếu lựa chọn đi du học ngành công nghệ ô tô Hàn Quốc thì tương lai nghề nghiệp của bạn sẽ rất thành công. Để có giúp bạn hoàn thành mục tiêu đi du học Hàn Quốc sớm nhất, bạn hãy chuẩn bị ngay thủ tục xin visa và tham khảo thêm các loại visa Hàn Quốc nhé!

Leave a Comment